Cách khắc phục lỗi máy tính chạy chậm bất thường

Chiếc máy tính của bạn đang sử dụng bình thường bỗng nhiên chậm và khởi động rất lâu. Nguyên nhân của vấn đề này do đâu và cách giải quyết ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Khắc phục lỗi máy tính chạy chậm bất thường

1. Nguyên nhân khiến máy tính của bạn chạy chậm

Nguyên nhân khiến máy tính của bạn chạy chậm

- Hệ điều hành quá cũ, không cập nhật những bản vá lỗi, cải thiện hiệu suất từ nhà phát triển.

- Cài quá nhiều ứng dụng trong máy.

- Có quá nhiều phần mềm khởi chạy cùng Windows.

- Máy tính có nhiều file rác hệ thống như cache, bản update Windows... chưa được dọn dẹp.

- Máy tính có virus, phần mềm độc hại.

- Vấn đề liên quan đến ổ cứng: phân mảnh, bad sector.

- Một số vấn đề liên quan đến phần cứng như: mainboard, ram, cpu...

2. Một số cách khắc phục lỗi máy tính chạy chậm bất thường.

2.1. Nâng cấp máy tính

Nâng cấp máy tính

Nếu máy tính của bạn sở hữu cấu hình khiêm tốn thì sau thời gian dài sử dụng sẽ xảy ra hiện tượng chậm, lag. Thông thường, những bản cập nhật hiệu suất, vá lỗi trên Windows sẽ không phù hợp với những chiếc máy tính cấu hình thấp, ngoài ra, linh kiện điện tử trên máy tính như HDD, mainboard... sẽ xuống cấp và khiến chiếc PC của bạn hoạt động ì ạch hơn. Nếu bạn có đủ điều kiện để tậu một chiếc PC mới thì tại sao chúng ta lại không thực hiện ngay nhỉ?

2.2. Vệ sinh máy tính, tra keo tản nhiệt cho CPU

Vệ sinh máy tính, tra keo tản nhiệt cho CPU

Máy tính của bạn đã bao lâu rồi không vệ sinh? Với những thành phần như mainboard, quạt tản nhiệt, quạt thông gió là những thành phần dễ bám bụi nhất và chúng sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc của máy tính, làm cho máy nóng hơn và dễ bị treo.

Vệ sinh lại tản nhiệt CPU

Một thành phần linh kiện khá quan trọng khiến cho máy tính của bạn chạy chậm hơn đó chính là CPU. Nếu CPU của bạn bị khô keo tản nhiệt thì CPU bị lỗi quá nhiệt gây chậm, treo máy và nặng hơn là tình trạng tắt nguồn đột ngột. Để kiểm tra CPU của bạn có bị quá nhiệt hay không thì bạn hãy tải về phần mềm kiểm tra hệ thống như HWMonitor, Piriform Speccy để kiểm tra.

2.3. Kiểm tra lỗi ổ cứng

Kiểm tra lỗi ổ cứng

Ổ cứng sau một thời gian sử dụng sẽ bị phân mảnh hoặc tệ hơn là bad sector do tác động của lực, nguồn điện không ổn định. Để kiểm tra lỗi ổ cứng bạn hãy chạy CMD với quyền admin và sử dụng lệnh chkdsk để kiểm tra lỗi.

Sử dụng lệnh chkdsk để kiểm tra lỗi

Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra các lỗi ổ cứng trên Windows bằng cách truy cập vào This PC => click chuột phải vào ổ C và chọn Properties.

Chọn Properties

Bạn chọn đến mục Tools (1) => Check (2). Sau đó Windows sẽ tự động quét lỗi và đưa ra báo cáo cho người dùng.

Chọn Check

2.4. Chống phân mảnh cho ổ cứng (Disk Defragment)

Theo thời gian thì ổ cứng bị phân mảnh do quá trình ghi, xóa thường xuyên và hoạt động trong thời gian dài. Để chống phân mảnh ổ cứng, bạn hãy làm như sau.

Bước 1: Mở This Computer/ My PC => click chuột phải vào ổ đĩa bất kì chọn Properties.

Click chuột phải vào ổ đĩa bất kì chọn Properties

Bước 2: Bạn chọn thẻ Tool (1) => Optimize (2).

Chọn Optimize

Bước 3: Bạn chọn ổ cứng cần phân mảnh và bấm Optimize.

Bạn chọn ổ cứng cần phân mảnh và bấm Optimize

2.5. Dọn dẹp ổ đĩa với Disk Cleanup

Quá trình dọn dẹp ổ đĩa sẽ giúp cho dung lượng ổ đĩa được giải phóng. Bạn có thể sử dụng các phần mềm dọn dẹp ổ đĩa như CCleaner, Glary Utilities... để dọn dẹp ổ cứng hoặc xóa thủ công các file rác với công cụ Disk Cleanup trên Windows.

Bước 1: Bạn mở This PC/ My Computer => click chuột phải vào ổ C chọn Properties.

Click chuột phải vào ổ C chọn Properties

Bước 2: Bạn click mục Disk Cleanup.

Chọn Disk Cleanup

Bước 3: Bạn chọn mục Clean up system files để hiển thị thêm các file rác hệ thống.

Chọn Clean up system files

Bước 4: Bạn đánh dấu tích vào những mục cần xóa (1) => OK (2) để xóa. Với mục Download bạn nên sao lưu những dữ liệu cần thiết trước khi xóa.

Bạn đánh dấu tích vào những mục cần xóa

2.6. Tắt tính năng tìm kiếm Contents indexed.

Tính năng tìm kiếm Contents indexed cho phép bạn tìm kiếm nhanh một file bất kì trong máy tính nhưng nó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng máy tính chậm chạp do quá trình truy xuất dữ liệu ổ cứng. Nếu bạn không sử dụng tính năng này thường xuyên thì bạn nên tắt đi theo hướng dẫn sau.

Bước 1: Bạn mở My Computer/ This PC => click chuột phải vào ổ C và chọn Properties.

Click chuột phải ổ C chọn Properties

Bước 2: Bạn bỏ tích mục Allow files on this drive to to have contents indexed in addition to file properties và bấm OK.

Bạn bỏ tích mục Allow files on this drive to to have contents indexed in addition to file properties

2.7. Giảm hiệu ứng chuyển động và thiết lập ram ảo (Paging files)

Hiệu ứng chuyển động, làm mờ lần đầu được giới thiệu trên Windows Vista. Tính năng này giúp cho máy tính của bạn trông đẹp mắt hơn khi chuyển đổi giữa các ứng dụng và làm mờ. Tuy nhiên tính năng này làm sẽ làm giảm hiệu suất làm việc trên máy tính của bạn và chúng ta có thể tắt đi để cải thiện tốc độ máy tính.

Bước 1: Bạn click chuột phải vào Computer/ This PC => Properties.

Chọn Properties

Bước 2: Bạn chọn Advanced system setttings.

Chọn Advanced system setttings

Bước 3: Bạn click chọn Settings.

Chọn Settings

Bước 4: Tại thẻ Visual Effects (1) bạn chọn Adjust for best performance (2). Sau đó bạn bấm ApplyOK là xong.

Tích chọn Adjust for best performance

Bước 5: Trong mục Performance Options bạn nên thiết lập cả ram ảo (paging files) để tăng tốc cho hệ thống. Bạn chuyển sang thẻ Advanced (1) => Change.. (2).

Chọn Change trong thẻ Advanced

Bước 6: Bạn bỏ tích mục Automatically manage paging file size for all drives.

Tiếp theo bạn chọn mục Custom size (1) và thiết lập mức dung lượng ram ảo (2). Bạn nên chọn mức ram ảo lớn hơn 1GB hoặc bằng mức RAM hiện tại. Sau khi chọn xong, bạn bấm Set (3) => OK (4). Sau đó bạn khởi động lại máy tính để các thiết lập được hoàn thành.

Bạn bỏ tích mục Automatically manage paging file size for all drives

2.8. Tắt bớt các ứng dụng khởi động cùng hệ thống

Các ứng dụng khởi động cùng hệ thống sẽ giúp cho quá trình khởi động diễn ra nhanh hơn do không phải tải nhiều ứng dụng. Cách thực hiện như sau:

Đối với Windows 7

Bước 1: Bạn bấm tổ hợp phím Windows + R và nhập lệnh msconfig => OK.

Nhập lệnh msconfig

Bước 2: Bạn chuyển qua thẻ Startup (1) và bỏ tích những phần mềm không mong muốn (2). Sau đó bạn bấm Apply OK để lưu lại và khởi động lại máy.

Bỏ tích những phần mềm không mong muốn

Đối với Windows 10

Bạn bấm tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del để mở Task Manager. Tiếp theo, bạn chuyển qua thẻ Startup (1) và click chuột phải vào ứng dụng không mong muốn chọn Disable (2) để tắt tính năng khởi động cùng Windows. Sau đó bạn khởi động lại máy để các thiết lập được áp dụng.

Click chuột phải vào ứng dụng không mong muốn chọn Disable

2.9. Gỡ cài đặt những phần mềm, theme không cần thiết

Gỡ cài đặt những phần mềm, theme không cần thiết

Cài đặt nhiều phần mềm nặng, chủ đề cho máy tính sẽ làm tốc độ PC giảm sút do phải truy xuất dữ liệu quá nhiều. Bạn nên dọn dẹp ổ cứng và xóa bớt các phần mềm ít sử dụng, các chủ đề đã tải về trên Microsoft Store (Windows 10) và thay bằng cách hình nền (Wallpaper).

2.10. Nâng cao bảo mật cho máy tính bằng cách Update Windows và cài phần mềm diệt virus

Nâng cao bảo mật cho máy tính bằng cách Update Windows và cài phần mềm diệt virus

Bạn nên cập nhật Windows thường xuyên để nhận những bản vá lỗi, cải thiện hiệu suất và nâng cao bảo mật từ nhà phát hành. Bạn có thể thiết lập tính năng Automatic Update để những bản cập nhật tự động cài đặt trên máy tính của bạn.

Bạn nên cập nhật Windows thường xuyên

Ngoải ra, bạn nên trang bị những phần mềm diệt virus tới từ các hãng bảo mật danh tiếng Kaspersky, Avast, Malwarebytes... và quét virus thường xuyên để bảo vệ máy tính khỏi mã độc và các ứng dụng khai thác hệ thống như mã độc đào tiền ảo.

Với những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc có thể tiết kiệm thời gian và giúp cho chiếc PC của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận