Cách đếm số ngày làm việc bằng hàm NETWORKDAYS trong Excel
Mục lục nội dung
Hàm NETWORKDAYS là hàm tính dùng để tính toán ngày làm việc (không bao gồm ngày cuối tuần và ngày lễ) trong một khoảng thời gian xác định. Trong bài viết này, Thủ Thuật 123 sẽ hướng dẫn tới bạn đọc về cách sử dụng hàm NETWORKDAYS.
Cấu trúc hàm NETWORKDAYS
Cú pháp: =NETWORKDAYS(start_date, end_date, [holidays]).
Trong đó:
- NETWORKDAYS: là tên hàm dùng để đếm số ngày làm việc (mặc định thứ 7 và chủ nhật là ngày nghỉ) trong một khoảng thời gian xác định.
- Start_date: là ngày bắt đầu của khoảng thời gian cần xác định. Đối số bắt buộc.
- End_date: là ngày kết thúc của khoảng thời gian cần xác định. Đối số bắt buộc.
- Holidays: là ngày lễ địa phương và ngày lễ không cố định. Đối số tùy chọn.
Các ví dụ về sử dụng hàm NETWORKDAYS
Ví dụ 1: Sử dụng hàm NETWORKDAYS không lựa chọn đối số Holidays.
Nếu bạn điền đối số Holiday, hàm NETWORKDAYS sẽ tự động hiểu là ngày cuối tuần sẽ là thứ 7 và chủ nhật, và trong một tuần từ 11/11/2019 đến 17/11/2019 sẽ có 5 ngày làm việc.
Vậy với ngày lễ quốc tế mà bạn ko quy định đối số Holiday thì công thức NETWORKDAYS có tự động loại trừ ngày lễ không? Bạn xét ví dụ sau:
Ngày 01/01/2019 (tết dương lịch) là thứ ba trong tuần và 6/1/2019 là chủ nhật. Kết quả sau khi sử dụng hàm NETWORKDAYS trả về là 4, tức là hàm không coi ngày 01/01/2019 là ngày lễ mà bạn phải quy định ngày này vào trong đối số Holidays để trừ ngày lễ. Tương tự bạn xét ví dụ hàm NETWORKDAYS để đếm ngày làm việc từ ngày 29/04/2019 đến 05/05/2019 (có ngày 01/5 là ngày quốc tế lao động) sẽ được kết quả là 5 vì bạn không quy định đối số holidays.
Ví dụ 2: Sử dụng hàm NETWORKDAYS có thiết lập đối số Holidays.
Ngày 01/01/2019 (tết dương lịch) là thứ ba trong tuần và 6/1/2019 là chủ nhật. Bạn cần quy định ngày 01/01/2019 là ngày lễ, vậy ở đối số Holidays, bạn nhập thông tin của ngày lễ (ô C7) như ví dụ dưới:
Kết quả hàm NETWORKDAYS sẽ trả về kết quả là 3 sau khi trừ đi ngày cuối tuần là thứ 7, chủ nhật và ngày lễ 01/01/2019.
Trường hợp bạn cần nhiều hơn một ngày lễ, vậy bạn có thể làm theo cách sau:
- Điền danh sách các ngày nghỉ lễ vào một vùng dữ liệu liền kề nhau (có thể theo chiều dọc hoặc ngang).
- Ở đối số Holidays, bạn điền vùng dữ liệu chứa các ngày nghỉ lễ ví dụ vùng A9:A10.
Lưu ý:
- Nếu như bạn điền ngày vào đối số của hàm NETWORKDAYS, giá trị đó phải cho vào trong dấu nháy kép, nếu không hàm sẽ không tính được kết quả đúng.
- Nếu bất kỳ đối số nào không phải là ngày hợp lệ, hàm NETWORKDAYS trả về giá trị lỗi #VALUE!.
- Hàm NETWORKDAYS mặc định ngày cuối tuần là thứ 7 và chủ nhât. Nếu như ngày nghỉ của công ty bạn chỉ có ngày chủ nhật, hoặc là một trong các ngày khác thứ 7 và chủ nhật; bạn nên chuyển sang công thức NETWORKDAYS.INTL để thiết lập ngày cuối tuần tùy chọn phù hợp với quy định của từng công ty.
- Cả hàm NETWORKDAYS hay NETWORKDAYS.INTL đều không loại trừ ngày lễ nếu như ngày lễ đó rơi vào ngày nghỉ cuối tuần.
Ví dụ: Trong tháng 4/2019 có ngày lễ 14/4 (10 âm lịch) được nghỉ và trùng vào ngày cuối tuần và ngày 30/4. Tuy nhiên khi dùng hàm NETWORKDAYS để tính số ngày làm việc trong tháng 4 sau khi loại trừ 2 ngày lễ 14/4 và 30/4 thì tổng số ngày làm việc là 21 ngày.
Trong khi đó bạn sử dụng cách làm thủ công (đếm tay) chỉ có 20 ngày. Nguyên do là người lao động được nghỉ bù ngày 15/4/2019. Và trong các ngày nghỉ lễ Holidays sẽ phải viết là ngày 15/4/2019 thay vì 14/4 như công thức trên. Như vậy hàm tính mới cho kết quả chính xác.
Trên đây Thủ Thuật 123 đã hướng dẫn bạn cách đếm số ngày làm việc bằng hàm NETWORKDAYS. Chúc các bạn thành công!