Cách tắt màn hình Laptop mà máy vẫn chạy Windows 11
Mục lục nội dung
Bạn muốn tắt màn hình laptop để tiết kiệm pin hoặc bảo vệ thiết bị, nhưng vẫn muốn giữ cho máy hoạt động liên tục trên Windows 11. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những cách đơn giản nhất để tắt màn hình laptop mà máy vẫn chạy Windows 11.
1. Tắt màn hình bằng bàn phím FN trên Laptop
Mặc dù Windows không có phím tắt tích hợp để tắt màn hình nhưng một số mẫu laptop có sẵn hotkey riêng. Điều này phụ thuộc vào hãng sản xuất và dòng máy, bạn hãy thử xem laptop của mình có hỗ trợ hotkey không.
Bước 1: Để kiểm tra, bạn có thể xem hàng phím trên cùng, thường là từ hàng phím F1 đến F12 sẽ xuất hiện biểu tượng tắt màn hình hay không. Và nếu có thì để kích hoạt nó, hãy thực hiện theo thao tác sau
Bước 2: Bạn cần nhấn đồng thời phím Fn (thường nằm ở góc dưới bên trái) cùng với phím chức năng tương ứng để tắt màn hình.
Ví dụ: trên một số laptop của MSI, bạn sẽ tìm thấy biểu tượng “Màn hình gạch chéo” ở phím F3 (như hình dưới đây). Lúc này bạn chỉ cần nhấn phím FN + F3 là màn hình laptop sẽ tắt mà Windows vẫn hoạt động.
2. Cập Nhật Cài Đặt Quản Lý Nguồn Điện Trên Windows 11
Windows cung cấp nhiều tùy chọn cài đặt quản lý nguồn, giúp bạn tùy chỉnh thời gian tự động tắt màn hình. Hãy cùng xem bạn có thể dùng cách nào để tắt màn hình mà laptop vẫn chạy nhé.
Cách Đặt Thời Gian Tự Động Tắt Màn Hình Trên Windows 11:
Bước 1: Để cài đặt Windows 11 tự động tắt màn hình, bạn nhấn Windows + I để mở cài đặt.
Tiếp tục chọn System >> Power >> Screen and sleep.
Bước 2: Chọn thời gian chờ để tắt mà bạn muốn.
Ví dụ: bạn chọn 10 phút – khi bạn không thao tác trên máy tính trong vòng 10 phút, màn hình sẽ tự động tắt.
Lưu ý: Thiết lập này sẽ không ảnh hưởng khi bạn đang chơi game, xem phim hoặc video. Lúc này, màn hình laptop sẽ luôn sáng để trải nghiệm bạn không bị gián đoạn, ngay cả khi thời gian chờ tắt màn hình được cài đặt chỉ trong vài phút.
3. Hướng Dẫn Cách Tắt Màn Hình Bằng Nút Nguồn:
Bạn cũng có thể dùng duy nhất một nút nguồn trên Windows để tắt màn hình thủ công. Tính năng này hoạt động trên cả laptop và máy tính để bàn, sẽ giúp bạn tiết kiệm năng lượng hơn so với việc để Windows tự động tắt màn hình sau khi không hoạt động trong vài phút. Đối với Windows 11, bạn thực hiện các bước sau.
Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run >> Sau đó, nhập control panel và Enter.
Bước 2: Ở cửa sổ Control Panel, bạn chuyển sang chế độ View by: Small icons >> Rồi chọn Power Options.
Bước 3: Nhấn vào Choose what the power button does ở thanh bên trái.
Bước 4: Ở cửa sổ tiếp theo, trong phần When I press the power button, bạn hãy nhấn tùy chọn turn off the display (tắt màn hình) >> Save changes để lưu lại thay đổi.
Bước 5: Với những thiết lập này, chỉ cần nhấn nút nguồn để tắt màn hình ngay lập tức mà không cần đợi chế độ tự động của Windows.
4. Cách Thêm Tùy Chọn "Turn Off Display" Trên PC Windows
Trong trường hợp tùy chọn "turn off display" bị ẩn, bạn có thể thử kích hoạt lại bằng cách chỉnh sửa registry. Lưu ý bạn cần cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến hệ thống.
Bước 1: Mở Run bằng tổ hợp Windows + R >> Nhập regedit và nhấn OK để mở Windows Registry Editor.
Bước 2: Chuyển đến đường dẫn sau
Computer\HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\ControlSet001\Control\Power |
Bước 3: Tại đây, hãy kích đúp vào mục CsEnabled.
Đổi Value data từ 1 sang 0 >> nhấn OK để lưu.
Bước 4: Nếu không tìm thấy khóa CsEnabled, bạn có thể tự tạo thủ công DWORD 32-bit Value, nhưng cần lưu ý rằng giải pháp này có thể không hoạt động do các bản cập nhật gần đây của Windows có thể không còn hỗ trợ.
Bước 5: Sau khi điều chỉnh, khởi động lại laptop của bạn và kiểm tra lại cài đặt xem tùy chọn Turn off display đã hiển thị lại chưa.
Chỉ cần thực hiện theo những hướng dẫn trên, bạn đã có thể dễ dàng kiểm soát việc tắt màn hình laptop theo nhu cầu mà không cần lo lắng về việc ảnh hưởng đến hoạt động của máy. Dù bạn sử dụng phương pháp nào, đều sẽ mang lại sự tiện lợi và giúp tối ưu hóa thời gian sử dụng pin cũng như độ bền cho thiết bị. Thuthuat123.com cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Cách tắt màn hình Laptop mà máy vẫn chạy Windows 11”. Chúc bạn nắm rõ cách thao tác và “bỏ túi” được giải pháp phù hợp nhất cho mình.