Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học chuẩn nhất
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay bảng tuần hoàn Mendeleev, hay ngắn gọn bảng tuần hoàn, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.
Như chúng ta đã biết, bảng tuần hoàn chính thức được công bố rộng rãi bào năm 1869 và nó đã trở thành tài liệu quan trọng cho các công trình nghiên cứu và đạt được nhiều thành tựu. Sự kiện ra đời bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ nhất có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của nhân loại nói chung. Nó đã giúp con người hiểu được các định luật vận hành của thế giới, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống. Trong đó bảng tuần hoàn đã tạo tiền đề cho sự phát triển của lĩnh vực nguyên tử sau này.
Cùng với việc công nhận nguyên tố 113 là nguyên tố hóa học, IUPAC cũng đã chính thức đưa 3 nguyên tố khác với số hiệu nguyên tử lần lượt là 115, 117 và 118 vào bảng tuần hoàn. Đây được xem như một "bản cập nhật lớn" của bảng tuần hoàn tính từ năm 2011, khi 114 và 116 được đưa vào và giờ đây, chu kỳ 7 đã được lấp đầy.
Dưới đây là bảng nguyên tố hoa học chuẩn nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Hồi năm 2011, các nhà nghiên cứu đã tìm ra flerovium (số hiệu nguyên tử 114) và livermorium (số hiệu nguyên tử 116) và đưa nó vào bảng tuần hoàn. Bây giờ, thêm 4 nguyên tố nữa tiếp tục được lấp vào với các tên tạm gọi trước giờ là ununtrium (Uut, 113), ununpentium (Uup, 115), ununseptium (Uus, 117), và ununoctium (Uuo, 118). Trong vài tháng tới, những nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các nguyên tố này sẽ đề xuất những tên gọi mới cho chúng.
Trong đó.
Sau khi xem xét các nghiên cứu hóa học đệ trình bởi các nhà khoa học đến từ Mỹ, Nhật và Nga, Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và ứng dụng (IUPAC) đã xác nhận 4 nguyên tố mang số hiệu nguyên tử 113, 115, 117 và 118 là đáp ứng các tiêu chí để trở thành nguyên tố mới được phát hiện. Đây đều là những nguyên tố nặng nhất trong bảng tuần hoàn và chưa từng được thấy tồn tại bên ngoài phòng thí nghiệm.
Nguyên nhân là do chúng rất kém bền vững, chỉ có thể tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách tổng hợp từ các hạt nhân nhẹ hơn và thật ra, chúng chỉ tồn tại chưa đến một giây trước khi bị vỡ ra thành các nguyên tố khác.
Theo mô hình dự đoán trước giờ thì nguyên tố nặng nhất sẽ có 126 proton. Nếu cao hơn thì hạt nhân nguyên tử sẽ không còn đủ độ ổn định để tồn tại. Đồng thời, người ta dự đoán rằng có tồn tại một khu vực "hòn đảo ổn định" - nằm đâu đó trên bảng tuần hoàn - nơi mà các nguyên tố siêu nặng thuộc nhóm này có khả năng bị phân rã ít hơn. Tuy nhiên, tới nay thì khu vực này vẫn còn lá bí ẩn.
Như vậy trên đây là bảng nguyên tố hóa học chuẩn nhất tính tới thời điểm hiện tại. Hi vọng trong tương lai các nhà khoa học sẽ tìm thêm được nhiều nguyên tố nữa để khoa học lượng tử ngày càng phát triển.
Cám ơn các bạn đã theo dõi.