Hướng dẫn cách cài 2 bộ Office trên cùng một máy

Bạn có từng nghĩ rằng cài 2 bộ Office khác nhay trên cùng một máy tính là điều không thể? Nếu nghĩ vậy thì bạn đã nhầm, chúng ta hoàn toàn có thể cài cùng lúc 2 bộ Office trên cùng một máy tính windows. Tuy nhiên cài như thế nào và làm sao để sử dụng 2 phiên bản Office cùng lúc không bị xung đột thì không phải ai cũng biết. Và ở bài viết này ThuThuat123.com sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt hai bộ Office cùng lúc trên một máy tính mà không bị xung đột. Mời các bạn cùng theo dõi!

HƯỚNG DẪN CÀI 2 BỘ OFFICE TRÊN CÙNG MỘT MÁY TÍNH KHÔNG BỊ XUNG ĐỘT

cách cài 2 bộ office trên cùng một máy tính

Ở bài viết này mình sẽ ví dụ bằng cách cài Office 2010Office 2016, đối các phiên bản khác các bạn cũng làm tương tự. Tuy nhiên khi cài các bạn phải cài bộ Office phiên bản thấp hơn trước. Như ở đây chúng ta sẽ cài Office 2010 trước sau đó mới cài Office 2016.

Khi cài bộ Office thứ nhất các bạn cứ tiến hành cài bình thường không có gì đặc biệt cả.

Sau khi cài xong bộ Office thứ nhất chúng ta tiến hành cài bộ Office thứ 2 theo các bước sau:

Bước 1: Các bạn vào trong ổ C (ổ chứa windows) tạo một thư mục đặt tên theo bộ Office thứ 2. Ví dụ ở đây mình cài Office 2016 nên đặt tên thư mục là Office 2016.

Bước 2: Chúng ta tiến hành cài bộ Office 2016, khi gặp bước này các bạn không được chọn Upgrade mà phải chọn Customize.

Tiến hành cài office 2016

Bước 3: Ở cửa sổ này chúng ta chọn dòng Keep all previous versions (dữ lại toàn bộ phiên bản cũ). Sau đó chọn sang tab File location

bước 3 chọn dòng Keep all previous versions

Bước 4: Tại đây các bạn chọn Browse sau đó chọn đến thư mục Office 2016 mà chúng ta đã tạo ở bước 1 rồi nhấn Ok. Cuối cùng chúng ta nhấn Install Now để quá trình cài đặt bắt đầu.

bước 4 chọn đến thư mục tạo ở bước 1

Sau khi cài xong chúng ta sẽ thấy 2 bộ Office đã được cài đặt như hình dưới;

cài 2 bộ office thành công

Tuy nhiên nếu các bạn sử dụng ngay thì sẽ gặp trường hợp đó là khi dùng bộ Office này không gặp vấn đề gì, sau đó lại khởi động bộ Office kia thì xảy ra tình trạng đợi chương trình cấu hình tự động rồi mới vào chương trình được, như hình dưới. Công việc này cần phải mất vài phút, một vài trường hợp quá trình cấu hình này bị xung đột và gây lỗi.

lỗi xung đột

Nguyên nhân là khi mỗi lần sử dụng office, chương trình office sẽ tự cấu hình để nó trở thành chương trình mặc định của windows khi truy xuất các file doc, xls, ... quá trình này diễn ra tự động nên người sử dụng không thể can thiệp ngay khi chương trình đang chạy.

Và để khắc phục tình trạng trên chúng ta sẽ tiến hành các bước sau:

Bước 1: Các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp toại Run và nhập lệnh “regedit” sau đó Enter

regedit

Bước 2: lúc này sẽ xuất hiện của Registry Editor và chúng ta truy cập theo đường dẫn sau:

HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\14.0\Word\Options

HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Office\16.0\Word\Options

Lưu ý:

Office 2003 11.0

Office 2007 12.0

Office 2010 14.0

Office 2013 15.0

Office 2016 16.0

Các bạn cài bản Office nào thì hãy vào theo thư mục tương ứng như trên. Trong thư mục Option các bạn chuột phải lên vùng trống chọn New -> DWORD (32-bit) Value và đặt tên file DWORD đó là “NoRereg

tạo Dword

Bước 3: Sau khi tạo xong các bạn chuột phải lên file NoRereg đó và chọn Modify…

Sau đó nhập giá trị 1 vào ô Value data nhấn OK.

nhập value

Các bạn làm như vậy với cả 2 thư mục Options trong 14.016.0 xong xuôi các bạn tắt hết các cửa sổ.

Sau đó các bạn có thể thoải mái sử dụng cả 2 phiên bản Office mà không sợ bị xung đột.

kết quả sau khi cài 2 bộ office trên 1 máy tính

Trên đây là bài hướng dẫn cách cài 2 bộ Office trên cùng  một máy tính mà không bị xung đột. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận