Cách dùng hàm if nhiều điều kiện trong Excel, có ví dụ cụ thể

Hàm IF cho phép bạn tạo so sánh lô-gic giữa một giá trị và một giá trị dự kiến bằng cách kiểm tra điều kiện, rồi trả về kết quả nếu True hay False. Trong Excel thì hàm này được sử dụng khá nhiều và thường xuyên, chính vì vậy nếu bạn là người phải làm việc nhiều với Excel thì chắc chắn cần phải biết sử dụng hàm IF một cách thành thạo. Bài viết sau đây ThuThuat123.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ về hàm IF và hướng dẫn các bạn cách sử dụng hàm này qua các ví dụ cụ thể. Mời các bạn cùng theo dõi.

HÀM IF NHIỀU ĐIỀU KIỆN TRONG EXCEL, CÓ VÍ DỤ CỤ THỂ

1. Cú phám của hàm IF

Cú pháp: IF(logical_test, value_if_true, [value_if_false])

Trong đó:

Logical_test: là điều kiện bạn muốn kiếm tra, bắt buộc phải có.

Value_if_true: Giá trị bạn muốn trả về nếu điều kiện Logical_test là đúng, bắt buộc phải có.

Value_if_false: Giá trị bạn muốn trả về nêý điều kiện Logical_test là sai, có thể có hoặc không.

Một số lưu ý về hàm IF:

  • Nếu giá trị bạn muốn trả về là văn bản thì phải đặt trong cặp dấu nháy, ví dụ IF(A1>B1,”Đúng”, “Sai”).
  • Nếu bất kỳ tham số nào trong IF được cho dưới dạng các mảng, hàm IF sẽ đánh giá mọi phần của mảng.
  • Bạn có thể lồng ghép nhiều hàm IF vào với nhau, con số tối đa các hàm IF có thể lồng vào nhau là 64. Tuy nhiên bạn có thể thay thế bằng các hàm khác, ví dụ như hàm tìm kiếm VLOOKUP hoặc HLOOKUP, hai hàm này có thể giúp bạn tối ưu các điều kiện một cách nhanh nhất.
  • Nếu bạn muốn đếm các số với điều kiện cho trước, bạn có thể sử dụng hàm COUNTIF hoặc COUNTIFS
  • Nếu bạn muốn cộng tổng các số với điều kiện cho trước, bạn có thể sử dụng hàm SUMIF hoặc hàm SUMIFS

2. Cách dùng hàm IF và ví dụ cụ thể

Ví dụ 1: Hàm IF đơn giản.

Ta có bảng dữ liệu đánh giá điểm số học sinh, điều kiện là điểm số lớn hơn hoặc bằng 5 đánh giá “Đỗ”, ngược lại đánh giá “Trượt”.

Ta sẽ sử dụng công thức sau: =IF(B3>=5,"Đỗ", "Trượt")

Trong công thức này B3>=5 là điều kiện so sánh giá trị của ô B3 xem có lớn hơn hoặc bằng 5 hay không. Nếu điều kiện đó đúng thì trả về giá trị Đỗ, ngược lại sẽ là Trượt.

Các bạn copy công thức xuống các ô còn lại và ta được kết quả như hình.

hàm IF trong Excel và cách sử dụng

Ví dụ 2: Hàm IF lồng ghép.

Vẫn là bảng đánh giá điểm số học sinh, tuy nhiên lần này chúng ta có 3 tiêu chí đánh giá, Tốt, Trung bình, Kém. Điều kiện đánh giá: nếu điểm lớn hơn hoặc bằng 8 đánh giá Tốt, điểm lớn hơn hoặc bằng 5 đánh giá Trung bình, còn lại đánh giá Kém.

Chúng ta sẽ sử dụng công thức sau: =IF(B3>=8,"Tốt", IF(B3>=5,"Trung bình", "Kém"))

hmà if nhiều điều kiện trong excel

Trên đây là bài giới thiệu về hàm IF và một số ví dụ về cách sử dụng hàm IF. Hy vọng qua các ví dụ cụ thể trên đây bạn sẽ sử dụng hàm này một cách thành thạo. Chúc các bạn thành công!

Viết bình luận